Trong khi cho rằng phải cấm xe máy, lại cổ súy cho việc đi ôtô: “Người dân ngồi trên ôtô thì sẽ tư duy kiểu khác”?
Do yếu kém trong quản lý đô thị nên sau 1975 vô số hồ ao ở Hà Nội bị san lấp, các hành lang giao thông bị lấn chiếm và các công trình xây dựng chen chúc mọc lên. Để rồi khi xây dựng nhà nước phải bỏ hàng đống tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hậu quả là nhiều con đường “đắt nhất hành tinh” hàng ngàn tỉ đồng ở Hà Nội riêng tiền đền bù giải phóng mặt bằng chiếm tới 40-50% giá trị đường!
Khu nội đô người Pháp trước đây xây nhà 1-2 tầng với vỉa hè rộng rãi, nhưng từ 1980 vô số cao ốc chen chúc mọc lên. Nhiều vỉa hè bị lấn chiếm bó chặt các trục đường, đẩy mật độ dân số nội thị tăng lên cỡ 1000%, trong khi diện tích đường chỉ tăng vài chục %, ách tắc giao thông là đương nhiên.
Việc mở rộng đô thị cũng bộc lộ những yếu kém “chết người”. Một khu đô thị mới với nhiều công trình quan trọng như Mỹ Đình cứ mưa lớn là ngập. Trong giới xây dựng từng rộ lên câu hỏi: “Có hay không việc đánh sai cốt nền của khu đô thị Mỹ Đình?”
Nhiều chuyên gia quy hoạch đô thị thế giới cũng gặp khó khăn khi thiết kế quy hoạch tại các nước đang phát triển, vì sự phát triển quá nóng lại thiếu ổn định. Tôi không biết ở Việt Nam có KTS nào tự nhận mình là chuyên gia quy hoạch đô thị hay chưa? Họ nhìn nhận và có trách nhiệm thế nào với thiết kế quy hoạch tổng thể Hà Nội hiện nay?
- Chào mừng bạn đến với website Xe Lexus – website chuyên cập nhật Thông Tin Xe Lexus . Truy cập ngay website Xe Hơi Lexus để cập nhật ngay nhưng thông tin chi tiết về các mẫu xe Ôtô Lexus .
“Người dân ngồi trên ôtô thì sẽ tư duy kiểu khác”!?
Gần đây có nhiều ý kiến về việc cấm xe máy ở Hà Nội. TS Lương Hoài Nam dẫn tỉ lệ ô tô/km đường ở Singapore, Yangon (Myamar), Bắc Kinh, Thượng Hải có hàng trăm ô tô/km đường v.v…đều hoạt động tốt, rồi khuyến cáo cấm xe máy, thay bằng ô tô buýt, phủ kín đô thị và sẽ đáp ứng tốt như cầu đi lại của người dân!?
Quy hoạch đô thị ở các thành phố nói trên khác xa với quy hoạch của Hà Nội vốn là một quy hoạch cải tạo, mở rộng nhằng nhịt đan chéo, vô số ngõ ngách, hỗn độn giữa các chức năng ở, làm việc, dịch vụ y tế, giáo dục; chưa đầy một trăm mét đã bị cắt ngang bởi ngã tư - ba, đường phố chật hẹp bị bó kín bởi nhà cửa, nay sửa mai sửa lại ngập úng triền miên.
Tôi cũng ngạc nhiên khi TS. Nam trong khi cho rằng phải cấm xe máy, lại cổ súy cho việc đi ô tô: “Người dân ngồi trên ô tô thì sẽ tư duy kiểu khác”!? nhưng lại không đả động đến việc giảm hay cấm ô tô cá nhân.
Một ô tô cá nhân 4 chỗ trong thực tế hiện nay chiếm chỗ gấp 4 -5 lần xe máy, mà mỗi xe máy có thể chở được 2 người và linh động hơn rất nhiều so với ô tô. Nếu Hà Nội năm 2025 có 2 triệu ô tô, nhưng với hệ thống đường xá không được mở rộng bao nhiêu so với hiện nay thì giả dụ cấm được xe máy đi nữa liệu còn có còn ùn tắc giao thông hay không?
Hãy cứ hỏi các bác tài chuyên nghiệp sẽ rõ. Câu trả lời của họ chắc không lạc quan như nhiều vị hoạch định chính sách trong phòng lạnh phán đâu.
Giải bài toán giao thông cho một siêu đô thị như Hà Nội là vấn đề vô cùng nan giải. Đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, có sự tham gia rộng rãi của các nhà chuyên môn về đô thị, kiến trúc, xã hội, kinh tế, môi trường, giao thông,lịch sử.
Hiện Hà Nội đã khảo sát và có kết quả về dòng lao động vãng lai hàng ngày từ ngoại thị vào nội thành làm việc, dòng người hàng ngày từ phía Tây (Hà Đông - Mỹ Đình - Từ Liêm ); từ phía Đông (Long Biên), từ phía Nam (Thanh Trì) vào trung tâm Hà Nội?
Với cơ sở hạ tầng giao thông và mức độ phát triển kinh tế xã hội hiện nay ở Hà Nội, xe máy vẫn đang là phương tiện giao thông phù hợp nhất cho người dân. Hà Nội chỉ nên đưa ra lộ trình giảm dần xe máy kèm theo các phương án giao thông công cộng cụ thể và hữu hiệu. Còn đưa ra mục tiêu hay nghị quyết đến năm 2025 cấm xe máy ở Hà Nội theo tôi chỉ là không sát với thực tế.
Xe Lexus Mới Ra
Bộ Sưu Tập Xe
Tin Tức Thị Trường
Bảo Trì Bảo Dưỡng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét