Đã có không ít lái xe phản ánh về thực trạng bị mất tiền “oan” với những biển báo hạn chế tốc độ vô duyên của ngành giao thông.
Thời gian qua, tình trạng cắm biển báo hạn chế tốc độ “mọc” ra tràn lan, xảy ra cả trên đường cũ đang khai thác và cả đường mới cải tạo nâng cấp.
“Đối với biển báo đã cắm trên đường đang khai thác, đơn vị quản lý đường bộ với tâm lý ngại trách nhiệm, chưa cương quyết rà soát, loại bỏ các biển báo không còn hợp lý (biển cắm do đơn vị thi công cắm để thi công, hoặc điều kiện đường sá đã thay đổi hoặc đã được cải thiện tốt hơn, hoặc cứ thấy xảy ra tai nạn là cắm biển hạn chế tốc độ…). Còn đối với các tuyến đường mới cải tạo, nâng cấp, các hạng mục như biển báo lại không được quan tâm xứng đáng”, ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) nhận định.
Không những vậy, một số địa phương còn kiến nghị theo hướng gia tăng biển hạn chế tốc độ để đạt chỉ tiêu giảm TNGT mà không cần biết nguyên nhân thực sự của các vụ TNGT là gì. Theo lãnh đạo Vụ ATGT, tình trạng trên đã gây ùn ứ, giảm khả năng khai thác.
- Chào mừng bạn đến với website Xe Lexus – website chuyên cập nhật Thông Tin Xe Lexus . Truy cập ngay website Xe Hơi Lexus để cập nhật ngay nhưng thông tin chi tiết về các mẫu xe Ôtô Lexus .
Việc cắm biển báo hạn chế tốc độ thời gian gần đây đã gây ra bức xúc cho người tham gia giao thông. Ví dụ như, biển hạn chế tốc độ 50km/h cắm từ nhà ga sân bay Nội Bài đến đoạn ngã tư rẽ đi Vĩnh Phúc. Anh Hoàng Mạnh, một người thường xuyên lưu thông trên tuyến đường này chia sẻ: “Nhà nước bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để làm một con đường đẹp như vậy, quy mô 4 làn xe/chiều, đường không đi qua khu dân cư đông đúc, không quanh co đèo dốc nhưng lại cắm biển hạn chế 50km/h? Vậy cần gì bỏ ra số tiền lớn như vậy để làm đường?”.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cũng dẫn chứng, thực tế đường cao tốc hiện nay có những đoạn đường thẳng, yếu tố hình học đạt, độ nhám bảo đảm đáng lẽ chạy được 120km/h nhưng lại cắm biển 80km/h gây bức xúc cho lái xe.
Ông Bùi Khắc Điệp, Phó Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng (Bộ GTVT) cho hay, hiện các nước trên thế giới chỉ cắm biển tốc độ tối đa xuyên suốt trên một tuyến đường, không phân chia quy định nhiều loại tốc độ trên cùng một con đường như Việt Nam.
Tốc độ lưu thông tối đa trên mỗi tuyến đường do Bộ GTVT quy định và tốc độ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả tay nghề của lái xe, ý thức chấp hành luật giao thông, yếu tố địa hình. Đặc biệt, tốc độ thiết kế của một con đường không phải là tốc độ tối đa cho phép.
Để xác định tốc độ khai thác một con đường, các nước sử dụng phương pháp thực nghiệm, còn ở Việt Nam đến nay vẫn chưa tìm được phương pháp cụ thể. Vì chưa biết căn cứ vào yếu tố nào nên thời gian vừa qua, các đơn vị thiết kế đường đã lấy tốc độ thiết kế để cắm biển tốc độ, ngay cả trên những tuyến đường cao tốc, chất lượng tốt.
“Thông tư 13/2009/TT-BGTVT đang khiến các cơ quan quản lý đường bộ lúng túng vì không biết cắm biển tốc độ bao nhiêu. Cắm biển báo hạn chế tốc độ 50km/h hay 60km/h dựa trên những cơ sở nào thì không đưa ra được”, ông Vũ Ngọc Lăng thừa nhận.
Để giải quyết tận gốc bất cập trong biển báo hạn chế tốc độ, ông Lê Đình Thọ yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu, sửa đổi Thông tư 13/2009/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Trong đó, phân rõ các loại đường (đường cao tốc, đường cấp cao, đường giao thông nông thôn…), quy định tốc độ tối đa, đưa ra phương pháp tính toán cụ thể, không cắm biển hạn chế tốc độ một cách tràn lan như hiện nay.
Xe Lexus Mới Ra
Bộ Sưu Tập Xe
Tin Tức Thị Trường
Bảo Trì Bảo Dưỡng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét